Translate

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Việc sử dụng máy cắt lúa thay cắt thủ công như hiện tại rõ ràng sẽ tiết kiệm rất nhiều sức lao động nhưng người nông dân lại lý luận thế này: Nhà tôi có 5 người, nếu cắt bằng tay một ngày cả nhà tôi làm được khoảng 5 sào trong khi nếu sử dụng máy gặt chỉ cần mất 2 tiếng là xong, vậy 5 người nhà tôi sẽ làm gì trong thời gian còn lại? Đi chơi à?


Lý luận của người nông dân là hoàn toàn có cơ sở nếu xét trên góc độ việc làm.

Một trong những mô hình tạo việc làm đó là mô hình lựa chọn công nghệ vào sản xuất, công nghệ cao sẽ có năng suất lao động cao, sử dụng ít lao động và ngược lại. Khi lượng lao động dôi dư quá nhiều thì người ta sẽ chấp nhận lựa chọn công nghệ thấp nhưng sử dụng nhiều lao động để giải quyết lượng lao động dôi dư. 

Trong trường hợp này, nếu lựa chọn sử dụng máy cắt lúa vào sản xuất (tạm coi là công nghệ cao) thì sẽ cho năng suất cao, tiết kiệm được rất nhiều lao động tuy nhiên nó lại tạo ra lượng lao động dôi dư quá lớn, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động nông thôn giảm đi cùng với đó là tỷ lệ lao động thiếu việc làm càng tăng (bản chất lao động trong ngành nông nghiệp nước ta đã là lao động thời vụ, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động thấp…).

Khi năng suất lao động tăng, nếu quy mô sản xuất không tăng theo thì thất nghiệp sẽ xuất hiện. Trong sản xuất lúa ở nước ta, năng suất lao động có thể nâng cao bằng nhiều phương pháp nhưng quy mô sản xuất thì rất khó tăng do diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm.

Như vậy, nếu muốn cơ khí hóa nông nghiệp thì cần phải có phương án sử dụng lượng lao động dôi dư phù hợp để giảm tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn. Nếu không có phương án sử dụng lao động dôi dư sau khi cơ giới hóa thì sẽ vấp ngay phải sự phản đối từ chính những người nông dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét