Translate

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

NỘI THẤT BẾP XINH: DOANH NGHIỆP ĂP CƯỚP MỒ HÔI, CÔNG SỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Công ty CP XD và Dịch vụ Bếp Xinh (Bếp Xinh) tọa lạc ngay trên con đường to tại Hà Nội (Số 364, Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội), là một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ngành hàng nội thất, nhìn bề ngoài có vẻ Bếp Xinh là công ty hoành tráng, đàng hoàng nhưng thực chất, lợi nhuận của Bếp Xinh được lấy từ mồ hôi và công sức của người lao động. Bếp Xinh không những vi phạm nghiêm trọng các quy định của Pháp luật về Lao động, Bảo hiểm xã hội mà còn có hành động vô đạo đức là ăn cướp công sức, mồ hôi của người lao động. Trường hợp dưới đây là một trong những ví dụ điển hình trong việc vi phạm Pháp luật lao động và ăn cướp mồ hôi, công sức người lao động của Bếp Xinh.

Sử dụng lao động nhưng không ký kết hợp đồng lao động

Ông Trần Văn Toàn làm việc tại Bếp Xinh từ ngày 16 tháng 12 năm 2014 (Thời điểm gần tết Nguyên Đán 2015 đến sau Tết Nguyên Đán) tại vị trí Quản đốc xưởng Bếp Xinh. Sau hơn 3 tháng làm việc công ty không ký hợp đồng lao động với ông Toàn, không trả bất kỳ một đồng lương nào cho ông Toàn, đến ngày 20/03/2015, Ông Đào Xuân Anh ra thông báo (thông qua E-mail nội bộ) cho ông Toàn và một số nhân viên của công ty tạm nghỉ việc do tình hình công ty khó khăn cần cắt giảm nhân sự.

Việc Bếp Xinh không ký kết hợp đồng lao động khi sử dụng lao động là hoàn toàn trái với các quy định của Pháp luật về lao động. Cụ thể như sau:

Khoản 1, Điều 18, Bộ Luật lao động năm 2012 quy định: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.” 

Hình thức hợp đồng lao động có 2 hình thức: Giao kết hợp đồng bằng văn bản và Giao kết hợp đồng bằng lời nói. Trong 2 hình thức trên thì giao kết hợp đồng bằng lời nói chỉ có thể thực hiện đối với các công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các trường hợp khác phải giao kết bằng văn bản (Điều 16, Bộ Luật lao động năm 2012)

Trong trường hợp trên, ông Toàn đã làm cho Bếp Xinh từ ngày 16/12/2014 đến ngày 20/03/2015, tổng thời gian là 94 ngày (nhiều hơn 3 tháng), vị trí công việc là Quản đốc phân xưởng thì không thể là công việc tạm thời. Như vậy, Bếp Xinh không thể giao kết bằng lời nói đối với ông Toàn được.

Điểm a, Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 quy định: 

“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;”

Với những phân tích trên, có thể thấy ngay rằng Bếp Xinh đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động 2012 và các văn bản của Chính phủ về sử dụng lao động

Ăn cướp mồ hôi, công sức của người lao động

Sai phạm của Bếp Xinh không chỉ là việc sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản mà nghiêm trọng hơn, Bếp Xinh còn có hành vi trái ngược với đạo lý dân tộc, trái ngược với quy định của Pháp luật.

Trong suốt thời gian làm việc tại Bếp Xinh, Ông Trần Văn Toàn không nhận được bất kỳ đồng lương nào từ Bếp Xinh, Ông Toàn yêu cầu phía Bếp Xinh thanh toán tiền lương trước khi về nghỉ Tết Nguyên Đán nhưng Bếp Xinh mà cụ thể là ông Đào Xuân Anh - Giám đốc Bếp Xinh khất lần không thanh toán, Ông Toàn phải về quê ăn tết với hai bàn tay trắng.

Không chỉ không thanh toán lương trong thời gian người lao động làm việc, Bếp Xinh còn có hành vi quỵt lương của người lao động khi họ nghỉ việc. 

Sau Tết Nguyên Đán, Ông Toàn tiếp tục làm việc tại Bếp Xinh, sau nhiều lần yêu cầu thanh toán tiền lương, Bếp Xinh vẫn không thanh toán tiền lương cho ông Toàn. Ngày 20/03/2015 Ông Đào Xuân Anh thông báo (thông qua E-mail nội bộ) cho ông Toàn và một số nhân viên của công ty tạm nghỉ việc do tình hình công ty khó khăn cần cắt giảm nhân sự.

Việc Bếp Xinh tự ý cho người lao động nghỉ việc đã là sai phạm rồi nhưng sai phạm nghiêm trọng hơn đó là Bếp Xinh không thanh toán tiền lương cho ông Toàn, mặc dù ông Toàn đã bàn giao đầy đủ công việc theo yêu cầu từ phía Bếp Xinh.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 47, Bộ Luật lao động "Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày".

Đối chiếu với quy định trên, muộn nhất sau 7 ngày làm việc kể từ ngày ông Toàn nghỉ việc, tức ngày 28/03/2015 Bếp Xinh phải thanh toán đầy đủ tiền lương đối với ông Toàn, cho dù Bếp Xinh có cố tình lấy lý do suy thoái kinh tế theo Điều 13 của Nghị định 05 (thực tế Bếp Xinh không gặp khó khăn về kinh tế) thì Bếp Xinh cũng chỉ được kéo dài tối đa 30 ngày làm việc. Tuy nhiên, Bếp Xinh đã không thực hiện đúng mà còn dã tâm ăn cướp công sức và mồ hôi của ông Toàn để tăng lợi nhuận cho mình.

Từ ngày 20/03/2015 đến ngày 13/05/2015 ông Toàn đã đến Bếp Xinh rất nhiều lần để thanh toán lương thì đều được Phòng kế toán của Bếp Xinh và Ông Đào Xuân Anh trả lời chưa thanh toán được. Sau đó ông Đào Xuân Anh và Phòng kế toán Bếp Xinh chuyển cho ông Toàn bảng thanh toán lương của hơn 3 tháng với số tiền là 28.677.000 đồng (Hai mươi tám triệu sáu trăm bảy mươi bảy nghìn đồng) và ký Giấy cam kết thanh toán lương cho ông Toàn.

Cam kết thanh toán lương Bếp Xinh gửi cho Ông Trần Văn Toàn

Giấy cam kết thanh toán lương Bếp Xinh ký với ông Toàn với nội dung chính là Bếp Xinh sẽ thanh toán số tiền trên cho ông Toàn thành 4 đợt, mỗi tháng 1 đợt, tính từ ngày 13/05/2015. Tuy nhiên, Bếp Xinh đã không thực hiện như đúng cam kết đã ký với ông Toàn, ông Toàn đã gọi điện nhiều lần để yêu cầu thanh toán lương nhưng Bếp Xinh vẫn không thanh toán lương cho ông Toàn.

Ngày 13/10/2015 ông Toàn đã gửi Giấy yêu cầu thanh toán tiền lương theo cam kết tới ông Đào Xuân Anh – Giám đốc Bếp Xinh, phân tích rõ những sai phạm mà Bếp Xinh đã vi phạm trong lĩnh vực lao động và yêu cầu Bếp Xinh thanh toán toàn bộ số tiền lương công ty đã cam kết đối với ông Toàn trước ngày 31/10/2015, nhưng Bếp Xinh vẫn không thanh toán cũng như có bất cứ phản hồi nào với ông Toàn.

Ngày 02/11/2015, Ông Toàn gửi Giấy đề nghị thanh toán tiền lương lần thứ 2 đến Bếp Xinh và yêu cầu thanh toán tiền lương cho mình trước ngày 13/11/2015, nhưng ông Toàn vẫn không nhận được bất cứ đồng lương nào cũng như phản hồi từ phía Bếp Xinh.

Phớt lờ yêu cầu của cơ quan nhà nước

Trước hành vi trái pháp luật của Bếp Xinh, Ông Toàn đã làm đơn khiếu nại đến Thanh tra Sở lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội và Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội để giúp đỡ.

Thực hiện hướng dẫn của Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, ngày 01/12/2015, ông Toàn đã gửi đơn khiếu nại đến Ông Đào Xuân Anh - Giám đốc Bếp Xinh đề nghị giải quyết nhưng đến nay (14/01/2016) Công ty Bếp Xinh vẫn không thanh toán tiền lương và các khoản liên quan theo quy định của pháp luật cho ông Toàn và không có bất cứ phản hồi nào.

Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội đã gửi công văn yêu cầu Bếp Xinh thanh toán toàn bộ tiền lương của ông Toàn, tuy nhiên, Bếp Xinh vẫn chây ì và phớt lờ công văn của Thanh tra Sở lao động - Thương binh và Xã hội gửi yêu cầu giải quyết khiếu nại của Ông Toàn.

Ông Toàn tiếp tục gửi đơn khiếu nại lần 2 và đơn tố cáo hành vi sai phạm của Bếp Xinh tới Thanh tra sở lao động thành phố Hà Nội để giải quyết. Hiện nay, vụ việc đang được Thanh tra Sở lao động giải quyết. Đến nay, ông Toàn vẫn đang tiếp tục phối hợp với Thanh tra Sở lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội giải quyết và xử lý những sai phạm của Bếp Xinh.

Không chỉ vi phạm với một mình ông Toàn, Bếp Xinh còn quỵt lương của hàng chục lao động với số tiền trung bình mỗi người từ 10-15 triệu đồng. Tuy nhiên, những người khác do không có đầy đủ bằng chứng nên đành ngậm ngùi để Bếp Xinh cướp mồ hôi, công sức của mình.

Tôi thiết nghĩ, người lao động là người trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài cần phải tôn trọng người lao động chứ không nên đối xử với người lao động theo kiểu cướp công sức, cướp mồ hôi của người lao động như Bếp Xinh đã làm.

Một doanh nghiệp tồn tại cần phải tuân thủ pháp luật, tuân thủ các quy định của Nhà nước và không làm trái với đạo lý dân tộc. Xây dựng một thương hiệu không thể dựa trên việc cướp đoạt sức lao động, mồ hôi của người lao động. Hành vi của Bếp Xinh là trái ngược hoàn toàn với đạo lý dân tộc, với quy định pháp luật. Nếu cứ tiếp tục có những hành vi như vậy, Bếp Xinh sẽ khó tồn tại được.

2 nhận xét: