Translate

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

CÓ NÊN ĐUỔI VIỆC NGƯỜI ĐI CHƠI?


Ngày hôm qua, trên các trang báo đưa tin ông Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình đi "Vi hành" để kiểm tra việc cán bộ bỏ công sở ra ngoài uống cà phê, một số cán bộ đã bị ông bắt quả tang khi đang uống cà phê. Bình luận về vấn đề này, có một số ý kiến cho rằng nên đuổi việc những cán bộ "ăn cắp" thời gian của nhà nước.


Mình không ủng hộ việc cán bộ, công chức (sau đây gọi chung là người lao động - NLĐ) bỏ công sở để ra ngoài uống cà phê nhưng nếu chỉ căn cứ vào việc này mà đuổi việc NLĐ thì mình không đồng tình cho lắm. Tổ chức nên gắn với hiệu quả thực hiện công việc để có cách xử lý phù hợp chứ không nên cứ thấy NLĐ bỏ ra ngoài là đuổi việc.

Nếu gắn với hiệu quả thực hiện công việc thì có thể chia làm hai trường hợp: NLĐ bỏ ra ngoài chơi và không hoàn thành công việc; NLĐ bỏ ra ngoài chơi nhưng vẫn hoàn thành công việc. Trong mỗi trường hợp này nên đưa ra các hình thức xử lý khác nhau.

Nếu NLĐ bỏ ra ngoài mà công việc không hoàn thành thì đây chính xác là hành động ăn cắp thời gian của nhà nước, ăn cắp thời gian của tổ chứ, phải xử lý đến nơi đến chốn.

Còn trường hợp NLĐ bỏ ra ngoài nhưng vẫn hoàn thành công việc mà lại đuổi việc thì không hợp lý lắm. Người ta đi chơi nhưng vẫn hoàn thành công việc thì đâu có gì là nghiêm trọng. Trong trường hợp này tổ chức cần đánh giá xem người này có năng suất lao động cao hay khối lượng công việc được giao của người ta quá ít? 

Nếu khối lượng công việc được giao theo đúng định mức mà người ta hoàn thành và vẫn đi chơi được thì chứng tỏ người này có năng suất lao động cao. Người bình thường phải làm mất 8 tiếng nhưng người ta chỉ làm mất có 6 tiếng thậm chí chỉ mất 4 tiếng thì thời gian còn lại người ta chẳng đi chơi thì làm gì? Có bắt người ta ở lại trong công sở thì người ta cũng chỉ chơi chứ còn làm gì? Gượng ép như vậy tổ chức cũng chẳng được gì thậm chí còn tốn thêm tiền điện nếu người ta ngồi chơi game, mà người lao động cũng cảm thấy không được thoải mái. Nếu muốn NLĐ bớt đi chơi thì tổ chức nên giao cho người ta thêm một số công việc khác nữa để người ta làm chứ không nên đuổi việc, nếu đuổi những người như vậy thì tổ chức đã bỏ đi cơ hội sử dụng NLĐ giỏi.

Nếu khối lượng công việc giao cho người ta quá ít thì tổ chức nên xem xét giao cho NLĐ thêm công việc để người ta làm, như thế vừa tăng hiệu quả thực hiện công việc của tổ chức, tinh giản được biên chế mà NLĐ lại bớt được sự nhàm chán trong công việc. Được giao công việc phù hợp với năng lực tự nhiên NLĐ sẽ bớt đi chơi ngay.

Trong bối cảnh hiện nay các tổ chức xây dựng hệ thống định mức lao động phù hợp để quản lý NLĐ theo khối lượng công việc và đánh giá NLĐ dựa trên năng suất lao động chứ không nên cứng nhắc bắt người lao động cứ nhất nhất phải làm việc 8 tiếng/ ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét