Ảnh: xaydungdang.org.vn |
Đọc trên Wikipedia mình thấy câu chuyện thế này: "Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại. Việc bị phát giác, ông bị bắt giam vào ngục Trấn Phủ (ngày 7 tháng 9 âm lịch), rồi chuyển đến ngục Thừa Thiên (21 tháng 1 âm lịch năm Nhâm Dần, 1842). Suốt thời gian dài bị giam cầm, ông thường bị nhục hình tra tấn. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội "trảm quyết" xuống tội "giảo giam hậu", tức được giam lại đợi lệnh."
Đây là hành động trái quy định nhưng người đời sau lại ca ngợi hành động này của Cao Bá Quát là hành động đẹp, hành động của ông xuất phát từ việc phát hiện nhân tài, vì người tài có thể hy sinh quyền lợi của bản thân.
171 năm sau, câu chuyện Cao Bá Quát sửa điểm lại lặp lại ở Hà Nội. 16 thí sinh được nâng điểm trong đợt thi công chức ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội), có khá nhiều ông to bị xử lý kỷ luật, giáng chức, thuyên chuyển công tác.... Đọc những lời các ông trả lời trên báo chí tôi nghĩ thế này: Có lẽ là do các ông này đã phát hiện được nhân tài cho đất nước nên cố tình "nhờ" nâng điểm để không bị lãng phí nhân tài phục vụ cho đất nước. Như vậy là các ông đã dám hy sinh quyền lợi của mình để phát hiện nhân tài, tạo cơ hội cho người tài phát triển rồi. Hành động của các ông là hành động đẹp đấy chứ!
Liệu 100 năm nữa lịch sử có ngợi khen những ông này như đã từng ngợi khen Cao Bá Quát, Phan Nhạ không nhỉ?
you are invited to follow my blog
Trả lờiXóa