Translate

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

MỘT VÍ DỤ VỀ CÁCH DÙNG TỪ XƯA VÀ NAY

Ảnh: www.tuhai.com.vn
Ở một làng nọ, sau nhiều năm hội làng bị thất truyền đến nay người ta muốn khôi phục lại hội làng, mọi công việc đã được chuẩn bị đầy đủ chỉ chờ ngày tổ chức lễ hội. Một trong những điều làm nên thành công của hội đó là màn rước kiệu, sau một hồi tuyển chọn và vận động ban tổ chức đã lựa chọn được 15 nam, nữ đội hình rất đồng đều, đẹp (nam cao 1m70, nữ cao 1m60). Mọi chuyện đã được sẵn sàng cho ngày hội, ông trưởng ban tổ chức cho gọi các nam nữ thanh niên ra để căn dặn một số điều khi rước kiệu, trong những lời ông nói có một câu như thế này:

- Rước kiệu là một việc hết sức linh thiêng nên phải cần đội ngũ trai tân, gái tân như các cháu, như vậy mới phù hợp với hội làng truyền thống của các cụ nhà ta ngày xưa.

Ngay ngày hôm sau, trong số 15 người ấy thì có đến gần nửa xin rút lui vì rất nhiều lý do: Người thì bảo bị đau chân, người thì đau lưng, người thì có việc bận đột xuất... Gần đến ngày rồi nên ban tổ chức hết sức đau đầu để tìm được đủ người rước kiệu, may quá cuối cùng cũng tìm được người thay thế. 

Sau khi kết thúc hội làng Ban tổ chức mới ngồi họp để tổng kết và đánh giá lại hội làng, vấn đề này được đưa ra, rất nhiều ý kiến được đưa ra nhưng có một ý kiến của thành viên ban tổ chức đưa ra được đa số mọi người chấp nhận đó là: Từ sang năm chỉ nên đưa ra yêu cầu là trai chưa vợ, gái chưa chồng là có thể rước kiệu được. 

Nghe nói năm sau tổ chức người ta chỉ nhắc đến cụm từ "Trai chưa vợ, gái chưa chồng" thôi chứ không ai dám nhắc lại cái câu của ông Trưởng ban tổ chức năm ngoái đã nói và kết quả là mọi chuyện đều suôn sẻ. 

Đấy, giờ không dùng từ như ngày xưa các cụ dùng được đâu, câu nói của ông Trưởng ban tổ chức nếu đặt vào cái ngày xưa thì nó chẳng ảnh hưởng gì nhưng bây giờ thì...kết quả nó minh chứng rồi đấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét